1. Phạm Thanh Tùng là ai?

Mặc dù tôi là một kiến trúc sư nhưng tôi có hiểu biết thêm về các lĩnh vực chiến lược, thương hiệu, marketing, truyền thông, nhân sự, vận hành công ty và một số khả năng cảm nhận khác về mặt con người. Chính vì thế, thông thường tôi hay được những khách hàng nhờ tư vấn phát triển vùng đất, gây dựng dự án, định hướng quy hoạch, hoạch định kiến trúc,…

Phạm Thanh Tùng
Phạm Thanh Tùng

2. Phạm Thanh Tùng đã học tập, kinh doanh và trải qua các mô hình kinh doanh nào?

  • 2007: Tôi học kiến trúc và từng có trăn trở phải tạo ra một học viện kiến trúc tại Việt Nam để thay đổi chất lượng về kiến trúc sư với mục tiêu: “Việt Nam có những kiến trúc sư toàn cầu”.
  • 2008: Khi còn là sinh viên, tôi quyết định phải “lao” ra ngoài thực tế để học từ những người thợ cách để xây dựng những ngôi nhà nhỏ. Tất nhiên, lúc đó tôi có những dự định và trăn trở trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng, nội thất. Tất cả việc tôi làm hiện tại đều với mục tiêu thực hiện điều đó.
  • 2009: Tôi bắt đầu thành lập những nhóm sinh viên kiến trúc và câu lạc bộ tại trường đại học để rèn luyện năng lực lãnh đạo và quản lý của mình.
  • 2010: Tôi mở ra một tiệm văn phòng phẩm đầu tiên với mục tiêu học được cách kinh doanh. Bây giờ nó vẫn còn hoạt động với tên gọi Nguyên liệu Handmade Đà Nẵng.
  • 2011 – 2015: Tôi tham gia thành lập nhiều nhóm kinh doanh khác cùng với những người bạn và đều thất bại vì tôi thiếu quá nhiều chuyên môn về marketing, tài chính, kế toán, bán hàng, định vị thương hiệu, vận hành,…
  • 2016: Thành lập công ty kiến trúc Milimet vuông cùng với bạn đại học là Phạm Minh Tuấn. Dừng việc phát triển thương hiệu từ năm 2017.
  • 2016: Thành lập công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Đầu tư Mastery.
  • 2018: Thành lập thương hiệu kiến trúc mới là Dezicor và bắt đầu phát triển các nhãn hiệu kiến trúc thuộc Dezicor.
  • 2020: Xây dựng thương hiệu Phạm Thanh Tùng – Tùng Kiến Trúc với định vị là chuyên gia tư vấn về các lĩnh vực định hướng, phát triển, quy hoạch, kiến trúc farmstay.
  • 2021: Dự định định vị bản thân là người tư vấn phát triển làng sinh thái cùng những dự định khác.
Phạm Thanh Tùng
Phạm Thanh Tùng

3. Những Người Thầy Mà Phạm Thanh Tùng Đã Từng Học:

  • Giản Tư Trung: Là người cho tôi những nền tảng về mặt tư duy quản trị mục tiêu cuộc đời, qua đó có thể quản trị các mối quan hệ và toàn bộ các giá trị trong cuộc sống hàng ngày.
Giản Tư Trung
Giản Tư Trung
  • Tạ Minh Trãi: Là người cho tôi những tư duy về mặt sáng tạo, cách tư duy đi ra khỏi lối mòn. Anh ấy đã cho tôi một phương thức tư duy phá vỡ giới hạn được đặt ra trước đó.
Tạ Minh Trãi
Tạ Minh Trãi

 

  • Phạm Thành Long: Là người đã dạy cho tôi sự bứt phá về những mục tiêu kinh doanh, mục tiêu khẳng định bản thân. Đây là người đã giúp tôi rất nhiều trong việc tạo ra những thói quen tốt, trong đó có một thói quen là “vượt qua giới hạn của chính mình trước đó”.
Phạm Thành Long
Phạm Thành Long
  • Trần Đình Tú: Là người đã cho tôi những kiến thức cơ sở về việc quản trị công ty. Nhờ anh ấy mà tôi hiểu được tính nhân quả trong sự vận động của công ty.
Trần Đình Tú
Trần Đình Tú
  • Tổ chức BNI: Nhờ hai năm tham gia tổ chức BNI và những kiến thức được truyền dạy từ các thành viên trong đó mà tôi đã hiểu được tính hệ thống của BNI. Qua đó, tôi hiểu được: “Một hệ thống toàn cầu cần có những gì?”; “Điều đã làm nên thành công của một tổ chức toàn cầu là giáo dục!”
  • Nguyễn An Nam: Đây là người bạn đã trò chuyện với tôi về những quan điểm tâm linh. Nhờ anh ấy, tôi đã kết thúc được những giá trị tâm linh trong suy nghĩ của mình.
  • Nguyễn Thị Thanh Huyền: Cô giáo chủ nhiệm đồng thời cũng là vợ tôi. Tôi đã phát triển về tri thức và những thói quen tốt nhờ sự khắt khe của cô ấy.
Vợ Phạm Thanh Tùng
Vợ Phạm Thanh Tùng
  • Phạm Nguyên Khuê (Ốc): “Cậu ta” đã giúp tôi hoàn thiện phần tình yêu còn thiếu trong mối quan hệ cha – con. Nhờ vậy mà tình yêu với nhân sự, cộng đồng, nhân loại của tôi được thăng tiến.
Con Trai Phạm Thanh Tùng
Con Trai Phạm Thanh Tùng
  • Phạm Văn Thu: Ông ấy đã dạy cho tôi giới hạn lớn nhất của một đời người là chính bản thân mình. Ông cũng dạy cho tôi về sự khẳng khái, bản lĩnh và không quá xem trọng tiền bạc để nhận ra rằng: Giá trị lớn nhất của con người là sự đóng góp của mình cho những người xung quanh.
Bố Phạm Thanh Tùng
Bố Phạm Thanh Tùng
  • Dương Thị Hoa: Bà ấy là người dạy cho tôi về kinh doanh, sự cần cù trong lao động và tư duy lên kế hoạch cho những việc vô cùng nhỏ bằng cách dạy tôi nấu ăn, đi chợ và chuẩn bị cho những lần mưa bão sắp đến.
  • Nhân sự của tôi: Nhờ họ tôi đã hiểu được bao dung với người khác là như thế nào, đồng thời tôi cũng học được những kỹ năng từ họ. Nhờ họ, tôi đã học được lãnh đạo!
Nhân Sự Dezicor
Nhân Sự Dezicor

4. Triết Lý Kiến Trúc, Quy Hoạch Và Mơ Ước của Phạm Thanh Tùng

4.1 Triết lý kiến trúc

Là kiến trúc sư thiết kế công trình theo hướng sinh thái, tôi tin rằng việc con người sống thuận tự nhiên là điều tất yếu phải xảy ra.

So sánh với quá trình sinh trưởng hàng tỷ năm của Trái Đất thì việc loài người tồn tại chỉ như một khoảnh khắc ngắn ngủi mà thôi. Chúng ta cất tiếng khóc chào đời trong vòng tay mẹ thiên nhiên và nương tựa vào người trăm năm sau đó. Chúng ta đến thế giới này với hai bàn tay trắng và khi rời đi để lại mọi thứ. Đời người, đời con cháu chúng ta là hữu hạn, còn mẹ thiên nhiên thì vô hạn! Hiện nay, chúng ta đang tự hào vì xây dựng được những khu đô thị hiện đại rộng lớn đủ tiện nghi, tự hào vì tạo ra những công nghệ có thể điều khiển thời tiết, tự hào vì vượt lên trên tự nhiên…

Mẹ thiên nhiên không nhìn như vậy!

Và như một điều hiển nhiên, một ngày nào đó, chúng ta, những đứa con ngỗ nghịch, rồi sẽ nhận ra lòng bao dung của mẹ thiên nhiên và trở về lại với vòng tay của người. Lúc đó, thế giới bắt đầu quay lại thuận tự nhiên như nó vốn dĩ đã từng ngay từ thuở sơ khai. Con người và mẹ thiên nhiên lại hòa quyện với nhau như một thực thể của vũ trụ bao la.

Tùng Kiến Trúc
Tùng Kiến Trúc

4.2 Triết lý quy hoạch

Tôi cho rằng, quy hoạch cần phải đạt được sự bền vững. Biểu hiện của sự bền vững là: Trong một cộng đồng hoặc một quốc gia thì phải tuần hoàn tự nhiên về mọi mặt.

Về mặt sinh thái thì vùng sinh thái đó phải luôn được tăng trưởng và phát triển, phải được tôn trọng từ những thực thể nhỏ nhất như vi sinh vật cho đến con người đang sinh sống trong đó và đôi khi là cả những linh hồn.

Về mặt kinh tế thì bằng mọi cách, mọi công cụ, mọi tiến bộ khoa học kỹ thuật để rác thải của chu trình sản xuất này là nguyên liệu của chu trình sản xuất khác.

Về mặt văn hóa thì quy hoạch phải truyền tải được văn hóa vào tổng thể, làm cho văn hóa được nuôi dưỡng từ chính trong vùng đất đó để văn hóa không bị đồng hóa mà luôn có tính riêng, tính cá thể, tính đồng loại.

Về mặt giáo dục thì quy hoạch phải có những không gian để tạo ra những điểm nhấn về giáo dục và đưa con người gần hơn với thiên nhiên để giúp con người học được sự vận hành tự nhiên tốt hơn. Nhờ đó, dẫn đến những sự thay đổi về quan niệm hạnh phúc, tình yêu, thành công hay những đích đến của cuộc đời.
Quan điểm chung về mặt quy hoạch là mô phỏng tự nhiên!

Kiến Trúc Sư Phạm Thanh Tùng
Kiến Trúc Sư Phạm Thanh Tùng

4.3 Mơ ước

Tôi có một mơ ước rằng bằng quy hoạch, kiến trúc và khả năng định hướng phát triển cho các vùng đất của mình, tôi có thể đưa con người đến gần với thiên nhiên hơn.

Kích hoạt những điểm của tự nhiên, con người, kinh tế, xã hội, văn hóa để tạo ra sự vận hành tự nhiên của những vùng đất, dần dần dẫn đến sự vận hành tự nhiên, tạo ra hạnh phúc, thành công và gieo duyên cho sự giác ngộ của một cá thể.