DU LỊCH NÔNG THÔN – TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CHO DU LỊCH VIỆT NAM

Trong bối cảnh Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp với gần 65,6% dân số sống ở nông thôn. Làng quê Việt Nam sở hữu không khí trong lành, cảnh quan thiên nhiên gắn với nhiều giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc. Vì vậy, phát triển kinh tế du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới sẽ là xu thế tất yếu để hình thành điểm đến và sản phẩm du lịch đặc trưng, hấp dẫn du khách. Vậy du lịch nông thôn là gì? Các đặc điểm điển hình của du lịch nông thôn như thế nào? Thực trạng du lịch nông thôn ở Việt Nam? Hãy cùng Phạm Thanh Tùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1.Du lịch nông thôn là gì?

Du lịch nông thôn là hình thức du khách đến các vùng nông thôn với mục đích nghỉ dưỡng hoặc trải nghiệm lối sống, văn hóa của cộng đồng nông thôn đó, từ đó tạo ra những lợi ích về kinh tế và xã hội cho địa phương. Thời gian diễn ra các hoạt động du lịch tại nông thôn của du khách thường kéo dài từ một ngày đến sáu tháng.

Du lịch nông thôn phù hợp chặt chẽ với khái niệm du lịch bền vững , vì nó vốn được liên kết với không gian xanh và các hình thức du lịch thân thiện với môi trường, chẳng hạn như đi bộ đường dài hoặc cắm trại.

2. Các đặc điểm điển hình của du lịch nông thôn

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) những đặc điểm điển hình mà du lịch nông thôn phải có bao gồm:

  • Nằm ở khu vực nông thôn.
  • Du lịch nông thôn phải xây dựng dựa trên các tính chất đặc biệt của nông thôn như là doanh nghiệp quy mô nhỏ, không gian mở, tiếp xúc với thiên nhiên, di sản, xã hội truyền thống và tập quán truyền thống.
  • Về quy mô nông thôn – cả về xây dựng và định cư – là quy mô nhỏ.
  • Tính cách truyền thống, phát triển chậm và có tổ chức, và có liên hệ với các gia đình địa phương.
  • Bền vững – theo nghĩa là sự phát triển của nó phải giúp duy trì tính chất nông thôn đặc biệt của một khu vực, và theo nghĩa rằng sự phát triển của nó phải là sự bền vững trong việc sử dụng các nguồn lực.
  • Thuộc nhiều loại khác nhau, đại diện cho mô hình phức tạp của môi trường nông thôn, kinh tế và lịch sử.

3. Các loại hình và hình thức du lịch nông thôn

Các loại hình và hình thức du lịch nông thôn bao gồm:

  • Du lịch nông nghiệp: Là sản phẩm du lịch phục vụ du khách chủ yếu dựa vào nền tảng của hoạt động sản xuất nông nghiệp như là: lưu trú tại trang trại, mua bán nông sản hoặc thủ công mỹ nghệ.
  • Du lịch nông trại: Là sản phẩm du lịch phục vụ du khách dựa trên những hoạt động lưu trú trong trang trại và tìm kiếm kinh nghiệm từ các hoạt động nông trại và các điểm tham quan.
  • Du lịch Rừng và Hoang dã: Là du khách tự mình đi vào vùng hoang vu, ít người với hành trang tới mức tối thiểu cho phép để tìm hiểu, khám phá vùng đất mới và trải nghiệm cuộc sống.
  • Du lịch xanh: Là du lịch dựa trên khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm hạn chế những tác động xấu đến môi trường sống của con người. Du khách sẽ được hóa thân thành những người nông dân chính hiệu, được tham gia nhiều hoạt động bình dị trong đời sống làng quê.
  • Du lịch sinh thái: là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.

 

==>> Xem thêm : Farmstay có phải du lịch nông nghiệp không ?

4. Tại sao du lịch nông thôn lại quan trọng trong thời đại mới?

  • Du lịch nông thôn mang lại cơ hội về kinh tế và nguồn thu nhập cho bà con nông dân địa phương.
  • Du lịch nông thôn có thể giúp phân tán vùng đông dân làm giảm các tác động tiêu cực đến môi trường của du lịch.
  • Du khách được mở mang vốn hiểu biết và kỹ năng sống của mình thông qua những hoạt động tìm hiểu văn hóa bản địa tại nông thôn.
  • Giao lưu văn hóa giữ56a các vùng miền được dễ dàng hơn.
  • Cộng đồng địa phương có cơ hội được đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển.
  • Truyền thống, phong tục và làng nghề thủ công tại địa phương được lưu giữ và trau dồi.
  • Con người văn minh và biết trân trọng và bảo vệ môi trường , lối sống xanh đang trở thành xu hướng.

5. Thực trạng du lịch nông thôn ở Việt Nam

Bên cạnh tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp, Việt Nam sẽ phải đối mặt với một số vấn đề khó khăn, bất cập như sau:

Thứ nhất, sản phẩm du lịch nông nghiệp đơn điệu, nghèo nàn chủ yếu dựa vào tài nguyên tự nhiên ở địa phương nên trùng lặp. Chưa tận dụng được hết lợi thế để thu hút khách du lịch và thuyết phục khách du lịch rút hầu bao.

Thứ hai, các hoạt động du lịch nông nghiệp tại Việt Nam còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ và chưa có sự đột phá. Việc khai thác các yếu tố sản xuất nông nghiệp và du lịch nhiều khi rời rạc chưa có sự liên kết chặt chẽ để hình thành nên chuỗi giá trị trên các điểm và các doanh nghiệp tour tuyến.

Thứ ba, người nông dân Việt Nam phần lớn chỉ quen sản xuất nông nghiệp, không có đủ các kỹ năng chuyên nghiệp để phục vụ khách du lịch. Nên cần kinh phí ban đầu để đào kỹ năng, nghiệp vụ hay đi thăm quan học hỏi các mô hình thành công.

Thứ tư. vấn đề quy hoạch, bảo tồn các làng nghề truyền thống gắn với du lịch nông nghiệp là một việc khó khăn đòi hỏi tầm nhìn dài hạn. Điều này cần một quyết sách rất mạnh mẽ từ các cấp lãnh đạo vì liên trực tiếp đến chiến lược phát triển của từng địa phương.

6. Lời kết

Phạm Thanh Tùng nghĩ rằng trước khi phát triển kinh doanh du lịch nông thôn thì hãy tìm hiểu về du lịch nông thôn thật kỹ để đưa ra những thông tin chính xác. Bên cạnh đó, tôi cũng mong rằng những người hành nghề sẽ tìm hiểu, trải nghiệm mô hình du lịch nông thôn này. Từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn để đáp ứng yêu cầu khai thác, phát triển tiềm năng du lịch nông thôn.