LÀM CÁCH NÀO GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN ĐƯỢC GIÁ MẤT MÙA VÀ ĐƯỢC MÙA MẤT GIÁ CỦA NÔNG SẢN VIỆT NAM

Nông nghiệp là bệ đỡ cho nền kinh tế của Việt Nam, tư tưởng này ta có thể tìm hiểu qua nhiều văn bản, có thể hiểu là các ngành nghề khác phát triển trên nền tảng nông nghiệp. Nông Nghiệp góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, nông nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, trong đó có bài toán được giá mất mùa và được mùa mất giá của nông dân. Đây là một bài toán nan giải, ảnh hưởng đến đời sống và thu nhập của hàng triệu hộ nông dân, đôi khi gây mất an ninh và bất ổn ở một số vùng.
Bài viết này sẽ phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp cho bài toán này, có ý nghĩa thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả và bền vững của nông nghiệp Việt Nam.

NGUYÊN NHÂN CỦA BÀI TOÁN

Lý do tại sao nông dân được mùa mất giá và được giá mất mùa là do sự thiếu hợp lý trong cung cầu nông sản. Khi sản phẩm dư thừa mà không có người thu mua thì rơi vào tình trạng được mùa mất giá. Khi sản phẩm khan hiếm thì giá cả tăng cao, nhưng nông dân lại không có nông sản để bán. Vòng luẩn quẩn này trong nông nghiệp Việt Nam đã kéo dài rất lâu rồi.
Một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là:
Đa số người nông dân không có kế hoạch sản xuất theo thị trường, mà chỉ theo truyền thống hoặc theo đám đông. Hậu quả là dẫn đến tình trạng đồng loạt trồng một loại cây, gây ra hiện tượng thừa hoặc thiếu nông sản.
Thường không có kênh tiêu thụ ổn định cho nông dân, phải phụ thuộc vào các trung gian, buôn bán. Những người này thường ép giá, chiếm lợi nhuận, hoặc không thu mua khi nhu cầu thị trường không có.
Ngoài ra, rất ít nông dân không có khả năng chế biến, tinh chế, bảo quản nông sản sau thu hoạch. Điều này không làm tăng giá trị của nông sản, dễ bị hư hỏng, mất mùi vị, chất lượng. Các sản phẩm dư thừa không được chế biến tốt để lưu trữ hay thành sản phẩm có giá cao hơn.
Gần như tất cả Nông dân không có thương hiệu cho nông sản của mình, họ chưa biết làm thương hiệu. Nông sản không có nhãn mác, bao bì, chứng nhận chất lượng, nguồn gốc. Điều này làm giảm sự tin tưởng của người tiêu dùng, khó cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập.

GIẢI PHÁP CHO BÀI TOÁN

Cách thức để giải quyết bài toán được giá mất mùa và được mùa mất giá của nông dân là tăng giá bán cuối cùng của sản phẩm nông sản ra thị trường, hiểu là bán giá cao (đương nhiên tương đương với chất lượng cao, khác biệt). Điều này có nghĩa là ta phải tạo ra một sản phẩm nông sản sau thu hoạch có tinh chế và chế biến, đặt trong năng lực làm thương hiệu với thương hiệu. Giá bán của sản phẩm được tăng lên hàng chục cho tới hàng trăm lần so với nông sản thô hay chế biến thô.
Khi giá bán cuối của sản phẩm cao thì toàn bộ chuỗi quy trình sản xuất từ việc giống, chăm sóc, thu hái, sơ chế, chế biến, chế biến chuyên sâu, cho tới đóng bao bì, nhãn mác đều có thể được chia lại phần lợi nhuận từ sản phẩm cuối bán ra đã có thương hiệu. Như vậy, khi nông sản có thương hiệu, nông dân sẽ có thu nhập cao hơn, ổn định hơn, không phụ thuộc vào biến động của thị trường.

ĐỂ LÀM VIỆC NÀY NÔNG DÂN, DOANH NHÂN, NHÀ NGHIÊN CỨU, CHÍNH QUYỀN.

Nghiên cứu thị trường, tìm ra nhu cầu của người tiêu dùng, lựa chọn cây trồng phù hợp, trồng theo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn, sạch.
Tìm kiếm và hợp tác các đối tác, hợp tác xã, tổ chức phi chính phủ, cơ quan nhà nước để hỗ trợ tiêu thụ nông sản, tìm nguồn vốn, kỹ thuật, công nghệ, thiết bị.
Nghiên cứu, đầu tư vào việc chế biến, tinh chế nông sản sau thu hoạch, tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện nay: như nông sản hữu cơ, sạch, đặc sản, khô, lên men, nông sản chế biến sâu, v.v…
Xây dựng thương hiệu cho nông sản của mình, bằng cách đăng ký bảo hộ, phát triển nhãn hiệu, bao bì, logo, slogan, chứng nhận chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ, v.v… Tạo ra sự khác biệt, độc đáo, nhận diện cho sản phẩm của mình trên thị trường.
Thực hiện các chiến lược tiếp thị, quảng bá, phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng, bằng cách sử dụng các kênh truyền thông, mạng xã hội, website, blog, vlog, podcast, marketing, event, v.v… Tạo ra sự tương tác, gắn kết, trải nghiệm, tín nhiệm với khách hàng.

KẾT LUẬN

Bài toán được giá mất mùa và được mùa mất giá của nông dân là một bài toán lớn, cần sự đồng thuận và hợp tác của nhiều bên liên quan, từ nông dân, doanh nghiệp, nhà nước, đến người tiêu dùng. Con đường làm thương hiệu, chế biến sâu, sáng tạo trong giá trị nông sản, giá bán cuối cùng phải rất cao, không bán thô, xuất khẩu thô nữa. Lúc đó, theo thời gian, chúng ta sẽ dần dần đưa nông sản Việt về đúng giá trị mà có thể chia lợi ích cho cả chuỗi giá trị.